Lịch sử Bình_Nhưỡng

Cuộc tấn công của quân nhà Triều Tiênnhà Minh của Trung Quốc trong chiến dịch bao vây Bình Nhưỡng (1593)Các tướng lĩnh Trung Quốc ở Bình Nhưỡng đầu hàng tướng lĩnh của Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thanh-Nhật, tháng 10 năm 1894, như được mô tả trong ukiyo-e của Nhật Bản.

Năm 1955, các nhà khảo cổ đã khai quật được những bằng chứng về một ngôi làng cổ đại gọi là Kŭmtan-ni ở khu vực Bình Nhưỡng từ các thời kỳ đồ gốm Trất Văn (Chŭlmun)Vô Văn (Mumun).[8] Những người Triều Tiên liên hệ Bình Nhưỡng với "A Tư Đạt (Asadal)" (아사달; 신시), hay Vương Kiệm Thành (Wanggŏmsŏng) (왕검성; 王儉城), tức kinh đô đầu tiên (thế kỷ 2 TCN) của vương quốc Cổ Triều Tiên theo các sử sách Triều Tiên, đặc biệt là theo Tam quốc di sự (Samguk Yusa). Nhiều sử gia Hàn Quốc tranh cãi về điều này, vì theo các sử sách Triều Tiên khác thì Asadal nằm quanh Liêu Hà ở phía tây Mãn Châu. Dù sao, Bình Nhưỡng đã là một điểm định cư lớn dưới thời Cổ Triều Tiên.

Những tài liệu thần thoại khẳng định Bình Nhưỡng được thành lập vào năm 1122 trước Công nguyên trên địa điểm thủ đô của vị vua huyền thoại Đàn Quân. Wanggeom-seong, nằm ở vị trí của Bình Nhưỡng ngày nay đã trở thành thủ đô của Cổ Triều Tiên từ 194 đến 108 trước Công nguyên. Do không tìm thấy các vết tích của thời kỳ Tây Hán ở khu vực xung quanh Bình Nhưỡng nên có khả năng khu vực quanh Bình Nhưỡng đã ly khai khỏi vương quốc Cổ Triều Tiên và thuộc về các vương quốc Triều Tiên khác khi Vệ Mãn Triều Tiên (một giai đoạn kéo dài nhất của Cổ Triều Tiên) sụp đổ sau chiến tranh Cổ Triều Tiên-Hán vào năm 108 TCN. Hoàng đế Hán Vũ Đế nhà Hán đã ra lệnh cho bốn bộ được thiết lập, Lạc Lãng ở trung tâm và thủ phủ của nó được thành lập có tên là 樂浪 (Tiếng Trung cổ: * [r] awk * [r] aŋ, Tiếng Trung Quốc chuẩn: bính âm: Lèlàng, tiếng Triều Tiên: RakRang). Một số phát hiện khảo cổ học từ thời kỳ Hậu Đông Hán (25-220) tại khu vực Bình Nhưỡng dường như củng cố quan điểm cho rằng quân Hán về sau đã có những cuộc thâm nhập ngắn vào khu vực quanh Bình Nhưỡng.

Khu vực xung quanh Bình Nhưỡng được gọi là Nanglang (Lạc Lãng) vào giai đoạn sơ khởi của thời Tam Quốc Triều Tiên. Với vai trò là kinh đô của vương quốc Nanglang (낙랑국; 낙랑), Bình Nhưỡng vẫn giữa được vai trò là một tiền đồn thương mại và văn hóa quan trọng sau khi Lạc Lãng quận bị phá hủy trong cuộc chinh phục của Cao Câu Ly vào năm 313 SCN. Cao Câu Ly đã chuyển kinh đô của mình tới Bình Nhưỡng vào năm 427. Theo Christopher Beckwith, Bình Nhưỡng (Pyongyang) là cách đọc Hán-Triều của từ Piarna, nghĩa là "đất bằng".[9]

Năm 676, Bình Nhưỡng rơi vào tay Tân La nhưng sau lại nằm trên vùng biên thùy giữa Tân La và Bột Hải, khu vực vẫn là một tiền đồn thương mại và văn hóa quan trọng, điều này kéo dài cho đến thời Cao Ly. Dưới thời Cao Ly, Bình Nhưỡng được gọi là Tây Kinh (서경; 西京; "Sŏgyŏng"), mặc dù nơi này chưa từng là kinh đô của vương quốc. Bình Nhưỡng trở thành đô phủ của Đạo Pyongan (Bình An đạo) dưới thời nhà Triều Tiên. Thành phố từng bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng vào năm 1592-1593 trong Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên nhưng sau đó đã đánh bại được quân địch trong cuộc bao vây Bình Nhưỡng năm 1593. Bình Nhưỡng từng bị quân Hậu KimMãn Châu chiếm đóng tạm thời trong năm 1627 trong Cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai của Mãn Châu. Năm 1890, thành phố có 40.000 cư dân.[10] Đây là nơi đã diễn ra trận Bình Nhưỡng quan trọng trong chiến tranh Thanh-Nhật, điều này đã dẫn tới hủy diệt và suy giảm đáng kể dân số của thành phố. Sau đó, khi đạo Pyongan được chia thành đạo Pyongan Bắc và Pyongan Nam vào năm 1896, Bình Nhưỡng lại trở thành đô phủ của Pyongan Nam. Cuối thế kỷ 19, tàu buôn "General Sherman" của Hoa Kỳ đã ngược sông Đại Đồng đến Bình Nhưỡng và bị dân quân địa phương đốt cháy. Sau đó, triều đình Triều Tiên đã phải cho mở cửa Bình Nhưỡng và Nampho (Nam Phố), thành phố trở thành trung tâm thương mại và công nghiệp chủ yếu của miền bắc Triều Tiên. Dưới thời Nhật Bản cai trị, thành phố đã trở thành một trung tâm công nghiệp và được gọi với cái tên Heijō (Bình Thành) trong tiếng Nhật. Vào tháng 7 năm 1931, thành phố đã trải qua các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc do biến cố Wanpaoshan và các báo cáo truyền thông giật gân về nó xuất hiện trên báo Nhật Bản và Triều Tiên. Năm 1938, dân số Bình Nhưỡng đã đạt 235.000 người.[10]

  • Bình Nhưỡng những năm 1920s
  • Ga Bình Nhưỡng những năm 1920s
  • Sảnh Pyongyang City (1920s)
  • Xe điện (1920s)
  • Sŏsŏng ward (1920s)
  • Bình Nhưỡng những năm 1920s
  • Núi Moran vào mùa xuân (1920s)
  • Núi Moran (1920s)

1945-nay

Bình Nhưỡng sau biến cố WanpaoshanTập tin:Pyongyang 1951.jpgCảnh hoang tàn của Bình Nhưỡng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (tháng 5 năm 1951)

Năm 1945, quân đội Xô-viết tiến vào Bình Nhưỡng, thành phố trở thành thủ đô lâm thời của Ủy ban Nhân dân Lâm thời Bắc Triều Tiên. Trường Thương mại Bình Nhưỡng nằm bên đồi Mansudae, tòa nhà chính quyền tỉnh Pyongan Nam nằm ở phía sau. Tòa nhà chính quyền tỉnh là một trong các tòa nhà đẹp nhất Bình Nhưỡng. Lực lượng vũ trang Xô viết được giao quản lý tòa nhà để làm trụ sở còn Tòa thị chính được phân cho các quan chức cộng sản Triều Tiên, trong khi trụ sở của đảng Cộng sản được phân về Nha Hải quan.[11] Một ủy ban nhân dân đã được thành lập ở đó, do người theo chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo kỳ cựu Cho Man-sik lãnh đạo.

Bình Nhưỡng trở thành thủ đô trên thực tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên kể từ khi được thành lập vào năm 1948. Vào thời điểm đó, chính quyền Bình Nhưỡng nhắm lấy mục tiêu giành lại thủ đô chính thức là Seoul. Bình Nhưỡng một lần nữa bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên, từng bị lực lượng miền Nam chiếm đóng trong thời gian từ ngày 19 tháng 10 đến 6 tháng 12 năm 1950. Năm 1952, thành phố trở thành mục tiêu của các cuộc không kích bất ngờ có quy mô lớn nhất trong toàn bộ cuộc chiến, với 1.400 máy bay của liên quân Liên Hiệp Quốc.

Sau chiến tranh, thành phố nhanh chóng được xây dựng lại với sự giúp đỡ của Liên Xô, các tòa nhà mới mang phong cách kiến trúc Stalin. Các kế hoạch cho thành phố Bình Nhưỡng hiện đại lần đầu tiên được hiển thị để xem công khai trong một nhà hát. Thành phố Bình Nhưỡng sau khi được xây dựng lại có đặc trưng là các công viên rộng lớn, các đại lộ và các chung cư cao tầng. Bình Nhưỡng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và giao thông của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Chỉ những công dân chọn lọc bao gồm những quan chức nhà nước và gia đình họ, những người có lý lịch trong sạch nhất và trung thành nhất với chế độ mới được phép cư trú tại Bình Nhưỡng. Việc cư trú tại Bình Nhưỡng là một đặc quyền.[12] Để ra vào thành phố phải có giấy phép của chính quyền.[13] Năm 1962, thành phố có tổng dân số là 653.000 người. Dân số tăng lên 1,3 triệu năm 1978 và lên trên 3 triệu người vào năm 2007.[10]

Năm 2001, chính quyền bắt đầu một chương trình hiện đại hóa dài hạn. Bộ Phát triển Xây dựng Thành phố Thủ đô đã được đưa vào Nội các trong năm đó. Năm 2006, anh rể của chủ tịch Kim Jong-il, ông Jang Song-thaek phụ trách bộ này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bình_Nhưỡng ftp://ftp-cdc.dwd.de/pub/CDC/help/stations_list_CL... ftp://ftp-cdc.dwd.de/pub/CDC/observations_global/C... http://www.asahi.com/english/TKY201007160470.html http://www.atimes.com/atimes/Korea/GC16Dg03.html http://nk.chosun.com/map/map.html?ACT=geo_01 http://www.dailynk.com/english/read.php?num=11874&... http://natgeotv.com/asia/inside-undercover-in-nort... http://www.thedailybeast.com/newsweek/2007/09/15/p... http://nkleadershipwatch.wordpress.com/2014/05/06/... http://www.dwd.de/DWD/klima/beratung/ak/ak_470580_...